Người Hy Lạp, La Mã, và người Nhật từ hàng nghìn năm về trước đã dùng nước ấm để điều trị chứng mệt mỏi, tinh thần suy sụp và làm lành vết thương. Chính Hy Lạp là dân tộc tiên phong trong việc khám phá ra mối liên hệ giữa tinh thần và thể chất. Họ đã cho xây dựng rất nhiều phòng tắm công cộng ở những khu vực có sông, suối, hồ để thư giãn mang tính trị liệu. Còn người La Mã thì lại phát minh ra nhiều kiểu tắm khác nhau như tắm nóng, tắm ấm, đến tắm lạnh. Tại Nhật Bản, quốc gia tôn sùng phương pháp dưỡng sinh thuận tự nhiên, tắm Onsen (suối khoáng) vào dịp nghỉ lễ hoặc cuối tuần đã trở thành một nét văn hoá đặc thù.
Từ cổ chí kim, nước khoáng nóng được cho có tác dụng kích thích hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Ngâm khoáng nóng, nghe thật đơn giản nhưng nó lại là sự kết hợp giữa ba phương pháp trị liệu hữu hiệu: thuỷ trị liệu, nhiệt trị liệu và khoáng trị liệu mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe như thư giãn, lưu thông máu, đặc biệt là cơ, xương khớp…
![]() |
Từ cổ chí kim, người ra đã phát hiện ra Nước khoáng nóng có tác dụng kích thích hệ thần kinh và hệ tuần hoàn vô vùng hiệu quả. |
Thuỷ trị liệu
Thủy trị liệu là quá trình sử dụng nước để điều trị bệnh và duy trì sức khỏe. Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2005 của bác sĩ Tamas Bender người Hungary có ghi chép: Các bệnh nhân mắc chứng đa xơ cứng khớp chỉ sau 40 buổi tập luyện Thái Cực Quyền (Tai Chi) dưới nước thì tình trạng đau nhức, co thắt, trầm cảm và suy nhược đã được cải thiện đáng kể. Một nghiên cứu khác đã được thực hiện trên nhiều bệnh nhân mắc bệnh Parkinson tại Tây Ban Nha năm 2011, nhằm mục đích so sánh hiệu quả vật lý trị liệu trên cạn và dưới nước. Theo đó, vật lý trị liệu dưới nước cho kết quả toàn diện hơn, mức độ mất thăng bằng tư thế cũng được cải thiện hơn rõ rệt so với trên cạn.
![]() |
Thuỷ trị liệu - Quá trình sử dụng nước để trị bênh, cải thiện và duy trì sức khoẻ. |
Nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu là một phương pháp điều trị của vật lý trị liệu, trong đó sử dụng các tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị. Tùy theo nhiệt độ của tác nhân gây nhiệt, chia thành 2 loại: nhiệt nóng và nhiệt lạnh.
Nhiệt trị liệu nóng có tác dụng: Giãn mạch tại chỗ hoặc toàn thân (thông qua tác dụng tại chỗ và phản xạ), tăng lưu thông máu, giảm đau, giảm phù nề, giảm viêm, tăng tính kéo giãn của các mô liên kết, giảm hiện tượng cứng khớp và tăng chuyển hóa.
Nhiệt trị liệu lạnh có tác dụng: Giảm đau, đặc biệt đau cấp, giảm viêm (viêm cấp), giảm phù nề (sau chấn thương mới, bỏng), giảm co cứng, giảm sốt và tạo thuận co cơ thông qua tăng tính kích thích của neuron vận động
![]() |
Nhiệt trị liệu - Quá trình sử dụng các tác nhân gây nhiệt để điều trị các vấn đề sức khoẻ. |
Khoáng trị liệu
Khoáng trị liệu là sử dụng các chất khoáng có trong nguồn nước khoáng được thấm qua da, để điều trị và tăng cường sức khỏe. 60% trọng lượng cơ thể là nước, lượng nước này được phân bố 80% ở trong tế bào, 20% ở khoang ngoài tế bào (mô kẽ và lòng mạch máu). Ngâm mình trong nước khoáng thiên nhiên giúp bổ sung các khoáng chất và tăng cường sức khỏe. Nước khoáng chứa nhiều biarbonat có tác dụng tốt với người bị bệnh hô hấp mạn tính như hen, tâm phế mạn, người bị bệnh gút, bệnh đái tháo đường, bệnh khớp mạn tính.
![]() |
Khoáng trị liệu - Khoáng chất trong nguồn nước thẩm thấu qua da, bổ sung chất khoáng cho cơ thể. |
Việt Nam- “thiên đường” khoáng nóng
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên khoáng nóng nên có khá nhiều điểm du lịch tắm khoáng nóng, điển hình như Kim Bôi (Hòa Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Tây Viên (Quảng Nam), Đam Rông (Lâm Đồng) và Bình Châu (Xuyên Mộc). Hiện nay, nguồn khoáng ở Bình Châu có nơi đạt nhiệt độ cao nhất lên tới 82 độ C, được xếp vào mức rất nóng. Và chỉ có 16% nguồn khoáng thiên nhiên ở Việt Nam được xếp vào mức này.
![]() |
Nhiệt độ nguồn khoáng Bình Châu có thể đạt tới 82 độ C, thuộc 16% nguồn khoáng hiếm tại Việt Nam |
Đón đầu xu hướng, các khu du lịch suối khoáng trong nước cũng đang tích hợp các dịch vụ ngâm tắm khoáng nóng khác nhau với các loại hình thủy, nhiệt trị liệu tinh tế như: tắm thảo dược, xông hơi nóng lạnh, thải độc cơ thể… nhằm mang đến những liệu trình thư giãn, trị liệu phù hợp với từng thể trạng của khách. Nhờ vậy, du khách dễ dàng cảm nhận được sức khoẻ bản thân được nâng cao, các khớp xương bớt mệt mỏi và tinh thần thoải mái thả lỏng tối đa.
Nhờ báu vật khoáng nóng do thiên nhiên ban tặng và dịch vụ chuyên nghiệp, Việt Nam đang là “điểm nóng” du lịch wellness mới tại Châu Á.
“Du lịch wellness” hay du lịch thiên hướng cân bằng sức khoẻ là xu thế du lịch mới đang cực hút khách trên toàn cầu. Du lịch wellness phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần của con người, giúp họ lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Ngoài tắm khoáng nóng, du khách hiện nay cũng yêu thích các loại hình nghỉ dưỡng wellness kết hợp thiền định, yoga và sáng tác nghệ thuật… |
Lệ Thanh
" alt=""/>Tắm khoáng nóng khiến người ta khỏe đến mức nào?Nhà văn Walter Isaacson, tác giả cuốn “Tiểu sử Steve Jobs” đã trích dẫn lại:
“Nếu bạn chỉ ngồi và quan sát, bạn sẽ thấy tâm trí mình trở nên bồn chồn. Nếu bạn cố gắng trấn tĩnh nó, mọi chuyện sẽ chỉ càng trở nên tồi tệ hơn, nhưng theo thời gian tâm trí bạn sẽ bình tĩnh lại. Khi đó, tâm trí bạn sẽ có chỗ để nhận thấy những điều tinh tế hơn. Đó là khi trực giác của bạn bắt đầu nở rộ, bạn bắt đầu nhìn mọi thứ trở nên rõ ràng hơn. Tâm trí bạn trở nên chậm lại, mở rộng hơn và bạn sẽ nhìn thấy nhiều thứ mà trước đây chưa từng thấy”.
Mặc dù chúng ta không thể khẳng định rằng thiền đã giúp Steve Jobs có khả năng sáng tạo vượt bậc, nhưng ở một khía cạnh nào đó nó đã giúp ông loại bỏ những tác động xấu, có một cuộc sống tốt hơn và một bộ não minh mẫn hơn.
Và thiền định còn có một tác dụng khác, mà có thể chính Steve Jobs cũng không nhận ra điều đó, nhưng vừa mới được khoa học chứng minh. Đó là giúp đảo ngược quá trình lão hóa của bộ não, theo đúng nghĩa đen.
Trong điều kiện bình thường, bộ não bị lão hóa khi chúng ta già đi. Theo nghiên cứu của Psychology Today: “Công nghệ quét não cho thấy sự lão hóa khiến cho não bị co lại. Các dây thần kinh bị co lại, thậm chí để lại những lỗ hổng lớn trong não. Mọi người có thể mất 40% hoặc nhiều hơn các tế bào thần kinh, mà có thể gây ra những căn bệnh như Parkinson”.
Bộ não bị lão hóa gây ra nhiều triệu chứng, như phản xạ chậm hơn, trí nhớ kém hơn, khó khăn hơn để học những điều mới, sức chịu đựng tinh thần hay sự kiềm chế bị suy giảm. Những triệu chứng này thường bắt đầu xuất hiện khi chúng ta qua 45 tuổi, hầu hết mọi người sẽ suy giảm 3-4% sự nhanh nhẹn tinh thần, và bắt đầu lao dốc từ đó.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao, rèn luyện trí não bằng cách học hỏi những điều mới, sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của quá trình lão hóa não bộ. Tuy nhiên cho dù như vậy, bạn vẫn không thể ngăn được quá trình não của bạn ngày một già đi.
Tuy nhiên mới đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Đại học Y Harvard cho thấy việc ngồi thiền 30 phút mỗi ngày, trong vòng 8 tuần có thể có những tác động sau:
Làm dày vỏ não sau, tăng cường sự tập trung và sự tự tin.
Làm dày hồi hải mã trái, tăng cường khả năng học hỏi, ghi nhớ và điều khiển cảm xúc.
Làm dày vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương, tăng khả năng tập hợp dữ liệu thu thập từ các giác quan, tạo ra nhận thức về cơ thể của mỗi người.
Làm co lại hạch hạnh nhân, giảm bớt các phản ứng cảm xúc (bao gồm sợ hãi, lo lắng và giận dữ).
Nghiên cứu này chỉ ra rằng thiền định có tác dụng chữa lành những tổn thương của bộ não do quá trình lão hóa gây ra, nó khiến bộ não trẻ hơn tới 25 tuổi so với tuổi thực của cơ thể. Vì Steve Jobs thường xuyên ngồi thiền, ngay cả trước khi ông qua đời ở tuổi 56 vì ung thư tuyến tụy, bộ não của ông vẫn rất khỏe mạnh, năng động và sáng tạo như thời trẻ.
Theo GenK
" alt=""/>Khi Steve Jobs qua đời ở tuổi 56, bộ não của ông mới chỉ 27 tuổiĐến 11h30 ngày 16/11, bệnh khi tiêm kháng sinh Tobramycin ngày thứ 3, Rocephin ngày đầu tiên. Sau tiêm 3 phút cháu K. xuất hiện tím tái, mạch nhanh, khó thở, nổi vân tím toàn thân.
Các bác sĩ nhanh chóng xử trí theo phác đồ sốc phản vệ, tiêm bắp Adrenalin, bóp bóng oxy qua nội khí quản, đồng thời chuyển bệnh khi sang khoa Hồi sức chống độc.
![]() |
Báo cáo của BV Sản Nhi Nghệ An gửi Sở Y tế |
Tại đây, cháu K. được các bác sĩ chống sốc, dùng vận mạch, lập 2 đường truyền tĩnh mạch, lắp điện cực trước tim và thống nhất chẩn đoán, tiên lượng nặng.
Đến 22h30 cùng ngày, trẻ được truyền máu, làm xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu và khí máu.
Khoảng 1h30 ngày 17/11, cháu K. bị chảy máu mũi, xuất hiện phù chân tay, thiếu niệu, mạch khó bắt... Đến 6h30 cùng ngày, bệnh nhi tử vong.
BV Sản Nhi Nghệ An chuẩn đoán bệnh nhi tử vong do suy hô hấp, viêm phổi nặng, sốc nhiễm khuẩn chưa loại trừ sốc phản vệ.
Sau tiêm khoảng 3 phút, cháu K. (ở huyện Yên Thành, Nghệ An) có biểu hiện tím tái, mạch nhanh, khó thở, nổi vân tím toàn thân và tử vong vào ngày hôm sau.
" alt=""/>Nguyên nhân bé 9 tháng tử vong sau khi tiêm kháng sinh